Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Cây sâm Ngọc Linh 7 nhánh được trả 500 triệu vẫn không bán

Theo thông tin từ ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho biết, tại thôn 3, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, có một người đàn ông sở hữu cây sâm Ngọc Linh hơn 100 năm tuổi được trả giá 500 triệu đồng nhưng vẫn từ chối không bán.

Theo đó, chủ nhân của cây sâm Ngọc Linh này là ông Hồ Kim Lĩnh. Theo ông Lĩnh, cây sâm này được ông đào ở rừng về cách đây 20 năm trước, cây sâm có 7 nhánh, mỗi năm cho hơn 1.000 hạt. Sau khi đào được cây sâm quý, ông Lĩnh đã mang về trồng tại vườn nhà mình.
Ông Bửu cho biết, đây là cây sâm cực kỳ quý hiếm được phát hiện tại huyện Nam Trà My. Mỗi năm, lấy từ hạt sâm gieo bán giống, ông Lĩnh thu được một khoản không nhỏ. Mỗi cây giống có giá từ 65-70.000 đồng/cây, tính ra cây sâm 7 nhánh cho thu về gần 700 triệu đồng/năm.
Cây sâm Ngọc Linh được trả nửa tỷ vẫn không bán
Cây sâm Ngọc Linh có 7 nhánh được trả 500 triệu đồng
Qua trao đổi, ông Lĩnh cho biết thêm, từ cây sâm này ông đã nhân giống ra hơn 18.000 cây sâm con. Hiện giá trị vườn sâm rộng hơn 1,5 ha của ông có giá trị khoảng 60-70 tỷ đồng.
Như Báo Công lý đã thông tin, trước đó ngày 20/6, anh Hồ Văn Chiêu (trú tại làng Tu Ton, thôn 4, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My) lên núi Ngọc Linh để tìm sâm tự nhiên. Khi đến độ cao khoảng 2.400m, anh Chiêu phát hiện được cây sâm Ngọc Linh hơn 100 năm tuổi (củ sâm có 100 đốt, mỗi đốt tương ứng với 1 tuổi), dài khoảng 50 cm và nặng gần 1 kg.
Ngay sau khi đào được, anh Chiêu đã mang củ sâm “khủng” này về xã Trà Cang (huyện Nam Trà My) bán cho bà Thương (một chủ cửa hàng tạp hóa) với giá 200 triệu đồng.
Qua tìm hiểu được biết, sâm Ngọc Linh là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Cùng với hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần.
Trước khi có sự phát hiện từ phía các nhà khoa học, sâm Ngọc Linh đã được đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Trung Trung bộ, đặc biệt là dân tộc Xê Đăng, sử dụng như một loại củ rừng, mà họ gọi là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, chữa nhiều loại bệnh theo các phương thuốc cổ truyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét